Gà đá bị yếu chân không phải chuyện hiếm gặp trong quá trình chăm sóc và huấn luyện gà. Bài viết dưới đây từ BJ88 sẽ giúp bạn phân tích nguyên nhân gà bị yếu chân, cách điều trị và phòng tránh thích hợp.
Tìm hiểu gà đá bị yếu chân là gì?
Gà bị yếu chân là hiện tượng gà xuất hiện các biểu hiện bất thường như chân co quắp, đứng không vững, run chân, gà hay bị ngã,… Để biết chính xác gà có bị yếu chân hay không bạn cần quan sát kỹ hình dáng, hành động của gà. Cụ thể, gà đá bị yếu chân sẽ có các biểu hiện cơ bản như sau:
- Khi đi gà dễ lảo đảo, đứng không vững và không thể hoạt động như ý muốn.
- Gà đi bình thường nhưng cứ đi vài bước lại đứng lại lảo đảo, mệt mỏi, bước đi không đều hoặc tập tễnh.
- Gà đá hay bị ngã, cú đá không có lực.
- Trong trường hợp nặng gà có thể bị liệt 1 chân hoặc không đi lại được.
Gà đá bị yếu chân nguyên nhân do đâu?
Chân gà bị yếu có thể xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Gà đá bị tụ newcastle, gà rù
Bệnh gà rù có biểu hiện là hai chân gà bị tê liệt, mổ không ăn, thở khò khè, lạnh chân, chảy nước mũi nhầy màu trắng đỏ, diều đầy hơi, khát và hay uống nhiều nước. Ngoài ra, gà còn có các dấu hiệu như diều mềm và đầy nước, mỏ liên tục di chuyển, gà nghển cổ thường xuyên để tránh kêu khó thở.
Bên cạnh đó, gà còn có đàm, chảy nhiều nước ở miệng, thường xuyên kêu thành tiếng. Lúc đầu gà đi tiêu ra phân, sau đó tiêu chảy phân xanh, tráng (phân cò), phân có bọt hoặc có máu. Chưa dừng ở đó, gà còn có các biểu hiện như: Sốt cao, mào tím tái có thể chết rất nhanh, nghẹo cổ, thần kinh, đi vòng quanh và mổ không trúng thức ăn, sốt cao 42,5 – 43,0 độ C.
Gà đá bị yếu chân do trúng gió
Khi trúng gió, gà sẽ bị tắc nghẽn mạch máu, gây ra các triệu chứng như liệt chân và cổ. Biểu hiện khi gà bị trúng gió thường tương tự với bệnh đột quỵ, méo miệng, tai biến mạch máu não,…
Gà đá bị yếu chân do bẩm sinh
Nhiều con gà khi mới sinh ra chân dã bị yếu sẵn nhưng người nuôi không phát hiện ra. Sau khi lớn lên, gà bắt đầu có những biểu hiện khác thường về đôi chân nên bạn mới nhận ra. Chính vì thế, khi đi mua gà về đào tạo thì bạn cần quan sát kỹ lưỡng để chọn ra những con gà tốt nhất.
Gà đá bị yếu chân điều trị ra sao?
Khi phát hiện ra gà đá bị yếu chân bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:
- Dùng thân rễ củ xá kiếng tươi tán nhỏ, trộn với một ít nước ấm, đắp vào chân gà và giữ lâu. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, làm ấm chân gà.
- Dùng dầu gió hoặc rượu ngâm để xoa bóp chân cho gà, lưu ý xoa bóp kỹ và giữ trong thời gian dài.
- Dùng một nhánh tỏi đập dập và ngâm với một thìa rượu trắng trong 30 phút, sau đó cho gà uống hỗn hợp này ngày 2 lần sáng và chiều trong 3 ngày. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thuốc tiêm Doxy-Sone theo liều lượng ghi trên chai trong 2 ngày. Hãy bỏ thêm 1 viên Carbo sau khi cho gà uống rượu tỏi để gà tiêu hóa tốt hơn, điều trị như vậy khoảng 3 ngày gà sẽ dần hồi phục.
- Sử dụng thuốc trị bại liệt VIA.KHỚP cho gia cầm kèm thêm vitamin tổng hợp B1, B6, B12.
Gà đá bị yếu chân phòng tránh ra sao?
- Bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho gà để phòng ngừa bệnh tật, việc tiêm phòng sẽ được chỉ định bởi bác sĩ thú y.
- Bạn nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh của gà.
- Gà cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Bạn nên cho gà thường xuyên phơi nắng để tổng hợp vitamin và xoa bóp tích cực.
Tổng kết
Gà đá bị yếu chân sẽ không thể thi đấu, gây thiệt hại về kinh tế cho bạn. Chính vì vậy bạn cần tích cực điều trị và phòng ngừa bệnh yếu chân.